Nói đến kinh đô điện ảnh Hollywood, người ta nghĩ ngay đến những bộ phim đắt giá vang tiếng khắp toàn cầu. Sự đắt giá này ngày càng khiến người ta choáng ngợp với những bộ phim hoành tráng được tiếp sức bởi sự phát triển công nghệ số.
Từ lúc môn nghệ thuật thứ bảy ra đời, các nhà làm phim Hollywood đã khiến cả thế giới khâm phục với những siêu phẩm điện ảnh, được ghi lại trên những cuộn phim nhựa 35 mm (vẫn rất phổ biến đến nay).
Công nghệ số được ứng dụng lần đầu tiên vào điện ảnh khâu âm thanh và lời thoại và đã tạo được những hiệu quả khả quan khiến nhà sản xuất hết sức vui mừng. Cho đến nay công nghệ số đã trở thành một phần không thể thiếu của điện ảnh.
Chất lượng vượt trội
Hiệu qủa rõ nét nhất của việc ứng dụng công nghệ số chính là độ sắc nét của hình ảnh. Với công nghệ cũ, màu sắc và độ sắc nét bị rơi vãi đi rất nhiều trong quá trình in tráng phim, không kể chất lượng phim có thể bị hủy hoại bởi những sợi tóc, bụi, vân tay... Trong khi đó hệ thống in tráng số giảm thiểu tuyệt đối những rủi ro tuyệt đối những rủi ro trên
Tuy nhiên những thành tựu đó vẫn chưa đủ đưa công nghệ số được Hollywood chấp nhận dễ dàng. Nó vẫn là đề tài của các cuộc tranh cãi. Phải đến năm 1997, sau thành công của Star Wars Episode One (Chiến tranh giữa các vì sao – phần I), công nghệ số mới thực sự “làm chủ” Hollywood.
Và bây giờ, như đã thấy, điện ảnh đã có một bước ngoặt, và công nghệ số chính là động lực tạo ra bước ngoặt ấy với sự thăng tiến chóng mặt. Chỉ vài năm trước, hệ thống máy chiếu 335 hình được coi là một ‘cách mạng’ trong điện ảnh. Nhưng đến năm ngoái, Hollywood đã có máy chiếu 849 hình, và máy chiếu 17,000 hình sẽ ra đời trong tương lai gần.
Tiết kiệm kinh phí
Không chỉ mang đến cho khán giả hình ảnh và âm thanh tuyệt hảo, công nghệ số còn giúp các ông chủ Hollywood tiết kiệm nhiều con số so với sản xuất phim theo công nghệ cũ.
Những chi phí cho việc in quay, in, tráng phim thường lớn và phức tạp hơn công nghệ số. Hơn nữa, vấn đề in sao lậu làm cho giá thành đội lên rất nhiều. Công nghệ số giúp các hãng phim giảm thiểu phần nào sự thất thoát này. Trước khi phim được xuất xưởng chúng được khóa mã bằng những phần mềm bảo mật.
Không chỉ thế tính năng ưu việt nhất của công nghệ số chính là sự linh hoạt, điều không thể làm được với phim thông thườn
Phim 3D: đỉnh cao của công nghệ số
Có thể nói, phim 3D chính là sự ứng dụng tuyệt hảo của công nghệ số vào điện ảnh. Chúng khiến những phim hoạt hình vốn vẫn được coi là dành cho con trẻ được xuất hiện “hoành tráng” tại các rạp chiếu, thu hút đủ các thế hệ thưởng thức
3D được sử dụng lần đầu tiên khi hãng Imax thử nghiệm bằng cách dùng hai máy chiếu một lúc, làm cho mỗi bên mắt người xem được nhìn hình chiếu từ các góc độ khác nhau, khiến những hình ảnh trở nên sống động như những gì chúng ta đã thấy ở phim 3D. Tuy nhiên cách này rất đắt nếu sử dụng phim. Nhưng với công nghệ số lại trở nên đơn giản. Một máy chiếu số tiên tiến có thể thực hiện xảo thuật này dễ dàng.
Những phim ứng dụng công nghệ số hiệu quả nhất qua từng thời kỳ:
Star Wars (1977)
Là phim đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ số trong việc tạo dựng hình ảnh. Theo nhà sản xuất, những trận chiến trong phim có thể phải làm rất lâu, thậm chí không thể làm được nếu dùng phim thông thường.
Tron (1982)
Tron là một phim video-game đầu tiên ứng dụng công nghệ số, tiền thân của phim 3D.
Terminator 2: Judgment Day (1991)
Chỉ có công nghệ số mới sản xuất được những phim thế này, những robot dẻo, một ứng dụng tuyệt vời của công nghệ số.
Cliffhanger (1993)
Người hùng Sly Stallone được “chằng” bởi những sợi dây, sau đó đựoc xóa bởi công nghệ số. Công nghệ này có thể đưa các người hùng đi tới bất cứ nơi nào trên thế giới.
Jurassic Park (1993)
Dù chỉ có 6 phút ứng dụng công nghệ số, Jurassic Park (Công viên kỷ Jura) cũng làm người xem những năm 1993 choáng ngợp với những con khủng long khổng lồ sống động và “chi tiết đến từng đường cơ trên da”.
Forrest Gump (1994)
Trong khi tất cả những nhà sản xuất phim những năm 90 khác sử dụng công nghệ số cho những cảnh khác thường. Đạo diễn phim Forrest Gump lại dùng công nghệ số để “gắp” diễn viên Tom Hanks vào một đoạn video tài liệu lịch sử cùng tổng thống John F. Kennedy.
The Perfect Storm (2000)
Công nghệ số đã làm khán giả nghẹt thở vì con quái vật trong The Perfect Storm (Cơn bão hoàn hảo).
The Lord of the Rings (2001)
Khán giả Việt Nam đã được “mục kích” hiệu quả công nghệ số với Chúa tể những chiếc nhẫn, bộ phim đã là “Chúa tể” các rạp chiếu năm 2001.
The Polar Express (2004)
Đạo diễn Robert Zemeckis đã sử dụng trường quay với một background cực lớn và 200 máy quay để ghi lại hành động của Tom Hanks cùng các diễn viên diễn cùng. Cảnh quay này sau được “chế biến” trong phòng dựng công nghệ số để ra nhưng thước phim “náo loạn” “rối bời”.
The Day After Tomorrow (2004)
Nhà sản xuất đã vẽ ra hơn 50,000 bức ảnh về một thảm họa ở thành phố New York rồi quét vào máy tính. Sau đó công nghệ số biến nó thành một thảm họa thật sự trên phim.
King Kong (2005)
Nếu so với King Kong những năm 90 thì phim mới này là "một trời một vực" về thành tựu công nghệ.
Pirates Of The Caribbean 2: Dead Man"s Chest (2006)
Bộ phim thắng lớn về doanh thu năm 2006 là thành công vượt bậc với việc số hóa hình ảnh và âm thanh.
Xuân Đoàn
Việt Báo (Theo_VTC)
Sunday, December 13, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
BThemes
News
No comments:
Post a Comment