Sunday, December 13, 2009

Hollywood đặt niềm tin vào công nghệ làm phim 3-D mới


Thành công ngoài sức tưởng tượng của bộ phim hoạt hình Monsters vs. Aliens (Quái vật ác chiến người hành tinh) cuối tuần qua đánh dấu sự khởi đầu cho kỷ nguyên sản xuất phim bằng công nghệ 3-D mới tại Hollywood.


Bộ phim hoạt hình đầu tiên sử dụng công nghệ InTru™ 3D.
Quái vật ác chiến người hành tinh là bộ phim đầu tiên được ứng dụng công nghệ mới nhất, đại diện tiêu biểu cho những trải nghiệm xem phim 3-D tiên tiến nhất: InTru™ 3D.
Công nghệ này hình thành từ sự kết hợp giữa nghệ thuật tài hoa của các họa sĩ đến từ hãng phim DreamWorks Animation và công nghệ mới nhất của Intel, cho phép các họa sĩ gia tăng tính thuyết phục trong các câu chuyện kể bằng hình ảnh của mình và đem lại cho người xem nhiều hứng thú hơn bởi những hình ảnh 3-D sắc nét được tạo ra trên máy tính.

Quái vật ác chiến người hành tinh là bộ phim hoạt hình làm hoàn toàn trên máy tính đầu tiên được sản xuất trên công nghệ 3-D thực sự. Nhờ thế, Quái vật ác chiến người hành tinh chỉ ngốn mất 165 triệu USD, tiết kiệm hơn các bộ phim hoạt hình 3-D theo công nghệ cũ gần đây của Hollywood vì phải chi thêm vài chục triệu USD cho việc chuyển toàn bộ phim sang dạng 3-D sau khi hoàn tất. Nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật số, giờ đây, sự khác biệt trong những cảm nhận về hình ảnh của mắt trái và mắt phải của con người trở nên đồng bộ hóa một cách hoàn hảo nhất. Riêng đối với bộ phim này, công nghệ mới còn giúp người xem cảm nhận rõ nét hơn sự chênh lệch về kích thước giữa các quái vật khổng lồ và những cảnh vật cùng những người bình thường.


Reese Witherspoon tham gia lồng tiếng cho Ginormica,
Ban đầu bộ phim có chi phí 165 triệu USD này dự kiến công chiếu vào tháng 5/2009 nhưng sau đó được đẩy lên cuối tháng 3 để tránh đụng độ với bộ phim bom tấn Avatar của đạo diễn James Cameron.
Ngoài công nghệ làm phim tiên tiến, nội dung hấp dẫn và sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng với vai trò diễn viên lồng tiếng như: Reese Witherspoon, Seth Rogen, Kiefer Sutherland, Stephen Colbert, Quái vật ác chiến người hành tinh sở dĩ thành công ngay từ tuần đầu tiên công chiếu là vì đứng sau đó là bộ đôi đạo diễn-biên kịch lừng danh: Rob Letterman (Shark Tale) và Conrad Vernon (Shrek 2) (cùng được đề cử Oscar 2004).

Cuối tuần qua (27-29/3), chỉ sau 3 ngày công chiếu Quái vật ác chiến người hành tinh đã thu về doanh thu kỷ lục: 59,3 triệu USD và ngay lập tức giành vị trí dẫn đầu Bảng xếp hạng phim ăn khách tại thị trường Bắc Mỹ. J.P. Morgan dự đoán bộ phim có thể thu về 238 triệu USD riêng tại khu vực Bắc Mỹ thay vì dự đoán ban đầu là 190 triệu USD. Thành công của bộ phim hoạt hình 3-D công nghệ mới là dấu hiệu cho thấy Hollywood có thể hoàn toàn tin tưởng dòng phim 3-D này sẽ thu hút sự quan tâm của số đông người xem.
Phim được chiếu tại 2080 màn hình 3-D tại khu vực Bắc Mỹ, nơi đa số các rạp chiếu đều có trang bị công nghệ cần thiết sẵn sàng cho phim 3-D. Ước tính trong vòng 3 năm tới sẽ có khoảng 40 phim 3-D ra rạp.





Sau Quái vật ác chiến người hành tinh sẽ là Up, Shrek 4 sử dụng công nghệ làm phim 3-D mới.
"Tôi nghĩ đây là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của phim 3-D và sắp tới chúng ta sẽ được xem nhiều bộ phim thú vị hơn khi các nhà làm phim sử dụng công nghệ mới này", Jeffrey Katzenberg, một trong những chuyên gia hàng đầu về công nghệ 3-D cũng đồng thời là ông chủ của hãng DreamWorks Animation nhận định.
Ông Jeffrey Katzenberg nói thêm: "Hy vọng của tôi là trong vòng 18 tháng tới khu vực Bắc Mỹ sẽ có thêm khoảng 7.000 hay 8,000 màn hình 3-D nữa để đáp ứng được nhu cầu phát hành rộng rãi nhiều bộ phim 3-D cùng lúc. Chúng tôi đang đặt niềm tin vào công nghệ làm phim 3-D mới này". Sau Quái vật ác chiến người hành tinh sắp tới công chúng sẽ được thưởng thức các bộ phim được sản xuất trên công nghệ làm phim InTru™ 3D mới như: Up của Pixar Animation, Avatar của đạo diễn James Cameron và Shrek Goes Fourth mà DreamWorks Animation dự định sẽ ra mắt năm 2010. Quái vật ác chiến người hành tinh sẽ được công chiếu tại VN từ ngày 3/4 tới, sau Mỹ đúng 1 tuần.
Hạnh Phương
Việt Báo (Theo_VietNamNet

No comments:

Post a Comment

BThemes

News